Trong những năm đầu thời kỳ thịnh hành bản in Toray, các nhà sản xuất mực in đã phát triển loại mực cho phương pháp in Offset “khô” dựa trên những nguyên liệu thô sẵn có trước đây .
Một số loại mực in có thể được sử dụng cho cả 2 phương pháp in Offset “khô” và „ướt“. Nhưng sự sai lệch về tông màu ở nhiệt độ cao khiến cho mực in Offset “khô” thường có độ nhớt, độ dính khá cao so với mực in cho pp in Offset truyền thống.
Sức căng bề mặt của loại mực sệt này rất khó để có thể xác định, đo lường. Các nhà phát triển mực in đã tiến hành thí nghiệm và nhận ra được rằng, khả năng sai lệch tông màu càng thấp khi mực in càng sệt, độ nhớt (Viskosität) và độ dính (Zügigkeit) càng cao.
Vấn đề là ở chỗ, loại mực dạng này rất khó xử lí và thường rất dễ bị lột giấy (rupfen) thớ sợi sẽ bị lột khỏi bề mặt giấy in. Ở Nhật Bản, người ta vì lí do này mà phân ra thành 2 giai đoạn cho máy in trong ngày : „mát máy“ khi bắt đầu ngày mới và…“nóng máy“.
Trong bước thử nghiệm đầu tiên với vật liệu thô mới, người ta thử pha chế thêm 1 lượng nhỏ tỉ lệ vài phần trăm dầu Silikon thích hợp hòng làm giảm thiểu sự lệch tông màu. Ngày nay, trong một phương diện rộng rãi hơn, phương pháp này vẫn còn được ứng dụng. Tuy nhiên nó cũng chỉ thành công trong 1 giới hạn nào đó, bởi vì các tác động khác ngoài mong muốn là không thể tránh khỏi khi ta dùng một loại mực in Offset bình thường cho phương pháp Offset “khô” này.
Mặt khác, việc tái xử lí lượng mực còn sót có chứa dầu Silikon là không thể.
Nhìn chung, loại mực in dành cho pp in Offset “khô” vẫn còn rất ít, không có loại sử dụng những pigment đặc biệt cũng như hạn chế về mặt kinh tế bởi lí do khả năng gần như không thể tái xử lí.
Phải kể đến cả những đặc tính khác của mực in như tính toàn diện, độ láng, khả năng chịu mài mòn cũng như những tính năng đặc biệt dùng cho in bao bì thực phẩm, đây là những yếu tố góp phần làm gia tăng triển vọng của loại mực này trong thị trường.
Việc nghiên cứu mực in sử dụng chất kết dính của mực in truyền thống đã bước đầu có những thành công, bởi vì các loại nhựa cũng như chất kết dính với độ phân cực cao có thể được thêm vào trong mực in,so với trong in Offset „ướt“. Một hướng phát triển ban đầu mở ra khá nhìêu triển vọng được thực hiện bởi Sun Chemical Hartmann và hãng K&E ở Đức, rất tiếc đã phải đóng băng vì lí do: mực in có tính chất phân cực quá cao sẽ dễ dàng bị trộn lẫn, hoà tan với nước cộng với quá trình khô quá nhanh và khó kiểm soát dẫn đến việc sự gia tăng đột biến độ nhớt của mực in sẽ khó kiểm soát và chế ngự. Tuy vậy, đây là ý tưởng sẽ mang lại nhiều hứa hẹn, vì SCBM của loại mực in này khá cao, từ trên 40 đến 50 [mN/m], mức chênh lệch cần thiết so với SCBM của lớp Silikon để có thể dự phòng được cho trường hợp nhiệt độ gia tăng. Khả năng khô nhanh cũng sẽ là một yếu tố được sử dụng nhiều nếu ta có thể kiềm soát nó tốt trong quá trình in.
Một sự khác biệt giữa mực in của 2 pp in phẳng này là độ kết dính. Trong khi mực in sử dụng ở pp in Offset “ướt”có độ kết dính thấp và không thuần khiết thì trong in Offset “khô” ta chỉ sử dụng mực đơn thuần mà thôi và do đó độ kết dính của mực in Offset “khô” phải được thay đổi theo mức độ tăng dần cho các đơn vị in.